Câu chuyện bị lãng quên của một dấu tích Việt Nam tại Pháp

Nằm trong rừng Vincennes là không gian của một Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: Cửa Tam quan, cầu Bắc bộ, lư hương Huế, nhà từ đường Nam Bộ, đền thờ tử sĩ, những màu đỏ sơn son tô chữ Thọ vàng, họa tiết long phụng chầu nguyệt…
Quần thể này nằm im lìm trong nắng, trong mưa, trong tiếng xì xào của rừng tre, những cây chuối, cây cau đã qua một thế kỷ.

Nguyên vật liệu và nhân công đều được đem từ Việt Nam sang Pháp đầu thế kỷ 20, vào năm 1906-1907.
Những công trình này từng là nơi náo nhiệt với sự trầm trồ của người Pháp, là nơi làm lễ của người Việt (có cả rước kiệu, đánh trống,…), là nơi có hồ sen thanh tĩnh cả bốn mùa.
Cùng với thời gian, trộm cắp, hỏa hoạn, ngày nay nơi này hầu như đã bị bỏ hoang. Nnước mắt thời gian sau bao mưa gió đã xóa nhòa màu sắc tươi sáng, biến dạng những đường nét chỉnh chu.
Thỉnh thoảng vẫn có người đến tham quan nhưng không có sinh hoạt gì của thời đại này nữa. Dường như thời gian nơi đây đã vĩnh viễn dừng lại ở một thời khắc nào đó của mình, đắm chìm trong những giấc mộng thuở nào để không phải thấy sự tàn tạ của hiện tại. Những cánh cửa im lìm không thể mở ra được nữa, không phải chỉ vì bị khóa, mà là vì những hoang tàn và cây dại phía trong đã mọc lan tràn, chằng chịt, khóa hầu như tất cả những không gian có thể mở ra và bước vào .

Đứng nơi đây, hẳn nhiều người bỗng chốc có thể sẽ nhớ đến vài câu thơ đầy hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan thuở nào:

“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
…”
(Thăng Long thành hoài cổ)

***
Ngoài những công trình kiến trúc của Việt Nam, còn có những công trình của Lào và Campuchia, vì nơi đây lúc đầu vốn cho hình ảnh “Đông Dương thuở nào” cũng như các nước “thuộc địa” Pháp. Vì vậy, đâu đó trong khu vườn rộng là các tháp stupa, cầu Khơ-me, các kiến trúc của một số nước châu Phi… tất cả đều nguyên bản, thể hiện một vẻ đẹp kiến trúc, nghệ thuật truyền thống đẹp ngẩn ngơ. Xen lẫn là các loại thực vật từ các nước nhiệt đới, có cả bụi chuối, rừng tre,… nhìn vô cùng thân thuộc và yên bình như ở làng quê Việt Nam.

Thông tin để đến tham quan vãn cảnh:
Jardin d’Agronomie tropicale de Paris (Vườn Nông học Nhiệt đới Paris)
Địa chỉ trên google sẽ là:
45 Avenue de la Belle Gabrielle, 75012 Paris.
Nhưng đây là địa chỉ lối vào riêng của khu vực các Tổ chức nông nghiệp, nên bạn sẽ dừng khoảng 200m trước đó là cửa vào dành cho công chúng.

Photos: VBL.

(c) VBL
(c) VBL

(c) VBL
(c) VBL
(c) VBL
(c) VBL
(c) VBL
(c) VBL

Bài + hình: NTH / VBL

MEDIA 99

Nằm trong rừng Vincennes là không gian của một Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: Cửa Tam quan, cầu Bắc bộ, lư hương Huế, nhà từ đường Nam Bộ, đền thờ tử sĩ, những màu đỏ sơn son tô chữ Thọ vàng, họa tiết long phụng chầu nguyệt…
Quần thể này nằm im lìm trong nắng, trong mưa, trong tiếng xì xào của rừng tre, những cây chuối, cây cau đã qua một thế kỷ.

Nguyên vật liệu và nhân công đều được đem từ Việt Nam sang Pháp đầu thế kỷ 20, vào năm 1906-1907.
Những công trình này từng là nơi náo nhiệt với sự trầm trồ của người Pháp, là nơi làm lễ của người Việt (có cả rước kiệu, đánh trống,…), là nơi có hồ sen thanh tĩnh cả bốn mùa.
Cùng với thời gian, trộm cắp, hỏa hoạn, ngày nay nơi…

Xem bài viết gốc 374 từ nữa

Bình luận về bài viết này